Hội nhập
Việt Ngữ English
  • TRANG NHÀ
  • VĂN THƠ
    • VĂN
    • THƠ
    • SÁCH
    • SÁCH PDF
  • PHÁP BẢO
    • HỌC PHẬT
    • THIỀN
  • NGHỆ THUẬT
    • VIDEO
    • HÌNH ẢNH
    • ÂM THANH
  • SƯU TẦM
    • SỨC KHỎE
    • VĂN HÓA
  • Liên lạc
PHÁP BẢO | THIỀN  
CHỮ ĐỨC - Tùng Sơn
(Xem: 40364)


Chữ Đức


         

          Chữ “Đức” được mọi người nhắc đến thường xuyên trong cuộc sống, trong sự dạy dỗ con cái, khuyên răn con người sống cho phải đạo. Vậy thì chữ Đức này mang ý nghĩa gì? Cách đây 2600 năm, Lão Tử đã viết bộ Đạo Đức Kinh gồm có vào khoảng 5000 chữ, 81 chương.  Tại sao một tác phẩm chỉ có mấy ngàn chữ trải qua thời gian dài như thế mà không hề suy giảm đi giá trị tư tưởng, ngược lại con người ngày hôm nay lại đang cố tìm hiểu cũng như diễn giải tư tưởng thâm sâu mong sao có thể áp dụng cho phù hợp với đời sống con người hiện đại.


    

   Vậy thì chắc hẳn chữ Đức mang một ý nghĩa rất lớn, quan trọng trong đời sống con người. Trước hết chúng ta thử triết tự chữ Đức xem như thế nào? Chữ Đức là kết hợp bởi ba bộ chữ, đó là chữ sách, chữ trực và chữ tâm. Bộ chữ sách có nghĩa bước đi, hành động, chữ trực nghĩa là ngay thẳng, chính trực và tâm có nghĩa là sự suy tưởng, ý nghĩ, tư duy. Vậy thì Đức là sống thực với chính mình, làm đúng với lương tâm mình. Tất nhiên muốn sống thực với chính mình, trước hết phải hiểu về chính mình. Hiểu về chính mình không phải là điều dễ. Trong Thiền có nói “Minh tâm kiến tính”, người có tâm sáng suốt thì mới nhìn thấy cái tánh của chính mình. Nho giáo chủ trương:”Tồn tâm dưỡng tính”,  Đạo giáo nói:” Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường.” cũng nhấn mạnh tinh thần tự chiến thắng bản thân khó khăn gấp ngàn lần việc chiến thắng người khác.


       Trong kinh Dịch xem việc tu dưỡng “Đức” còn quan trọng hơn nuôi dưỡng hình hài, vì thế mới nói “Dữ thiên đồng đức” có nghĩa “Đức” có giá trị vai trò ngang bằng với trời.


      Trang tử trong Nam Hoa Kinh có nói:” Đức sung ư nội, nhĩ nhân hóa ư ngoại, tự nhiên cảm hóa, bất đắc giáo ngôn giả dã.” Có nghĩa Đức mà đầy đủ bên trong thì tự nhiên ứng hiện ra ngoài, thiên hạ nhờ đó mà tự hóa, đâu cần phải dùng ngôn ngữ lời nói để giáo hóa.



       Trong khi đó bên trời tây Rene Descartes một nhà toán học, nhà vật lý cũng còn là triết gia nổi tiếng vào thế kỷ thứ 17 đã nói một câu đã được ghi mãi mãi trong lịch sử tư tưởng nhân loại bằng tiếng La Tinh “Cogito ergo sum” (I think, therefore I am; Je pense, donc Je suis) có nghĩa “tôi có suy nghĩ do đó tôi hiện hữu”. Descartes đã nói một điều con người là sinh vật biết tư duy, có suy nghĩ, phân biệt phải trái, hiểu rõ sự hiện hữu kiếp nhân sinh, từ đó con người cần phải sống sao cho có ý nghĩa. Phải chăng câu nói của Descartes cũng không khác chi với chữ “Đức” trong tư tưởng Đông Phương.  


       Tu tập  Thiền phối hợp với Khí Công và  Dưỡng Sinh mục đích đầu tiên làm sao có giây phút tâm tư tĩnh lặng trong thế động từ đó mới hiểu rõ hơn về chính con người mình, có nghĩa biết rõ hơn về sự vận chuyển tuần hoàn trong thân thể cùng với vũ trụ, và tâm tư của chính mình. Cũng để trở về con người thật của chính mình, có nghĩa sống một cuộc sống trong sạch cao thượng “hợp đức trời”.


         Do đó tư tưởng chữ “Đức”  bao gồm tu đức, ý nghĩa dưỡng sinh, sống vui hợp với mệnh trời làm cho thế giới nội tâm thái hòa, bao dung, tha thứ, tạo quan hệ tốt hài hòa giữa người với người. Hơn thế nữa hiểu thấu đáo cái chân ngã hay Phật tánh là cái thường hằng, dòng sinh mệnh vô thủy vô chung, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, và cái sắc thân hiện đang có là giả hợp của ngũ uẩn tất nhiên có ngày phải tan biến. Sau cùng đạt đến cảnh giới “Thiên nhân hợp nhất” không còn phân biệt ta và người, chủ thể và khách thể. Đó cũng chính là An Thư Diện Mục, Hiện Tại An Trụ và Thân Tâm Thanh Tịnh.


 

Tùng Sơn


Xuân Canh Dần 2010

PDFIn TrangGửi mail
Ý kiến độc giả (2)
Được gửi bởi ngocbao (Administrator) vào 2/21/2015 3:30:43 PM
Chữ Đức trong hình là thư pháp của thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (Hakuin Ekaku, 1685-1769), gồm hai chữ Trực và Tâm ghép với nhau, chữ Trực ở trên, chữ Tâm ở dưới (悳). Đây là một cách viết chữ Đức khác với chữ Đức gồm chữ sách, chữ trực và chữ tâm ghép với nhau (德).
Được gửi bởi Bùi Nghĩa (Guest) vào 2/19/2015 7:12:11 AM
Kính chào bác Tùng Sơn, Ở đây tôi thấy có 2 chữ nên bác cho hỏi chữ phía dưới có phải chữ Đức không? Vì sao ạ? Cám ơn bác nhiều,
Gửi ý kiến
Tên của bạn
Email của bạn
Đánh giá (tùy ý)
    Nhập những ký tự ở hình bên vào ô bên dưới.
    Tin / Trang
    Sắp theo
    Đang xem 1 - 20 của 25 bài 1 2 »
    ● PHÁP TU CHÂN CHÍNH/ Trí Nghĩ - Diệu Huyền dịch (Xem: 2345)
    Nếu muốn học cách tu chân chánh để đạt Định Tuệ (samatha-vipasyana) qua thiền chỉ quán, trước sau bạn phải tập gạn lọc và lược bỏ những hình ảnh vọng tưởng trong tâm.
    ● BÀI PHÁP VÔ NGÔN - Diệu Huyền dịch (Xem: 2644)
    Người xưa nói rằng: “Thà tu tập chỉ được một lóng tay còn hơn là giảng thuyết đến một sải.” Đây nói đến sự thuyết pháp bằng tự thân, qua hành động, không qua lời nói. Những bài thuyết giảng bằng văn tự và lời nói là ngón tay chỉ mặt trăng, là cú gõ cửa đầu tiên.
    ● TÌM PHẬT - Ngọc Bảo (Xem: 4112)
    Kể từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo đã thốt lên rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”… biết bao người đã nguyện đi theo con đường của Phật, cầu thành Phật đạo để giải thoát cho mình và cho người. Bao nhiêu kinh sách để lại, dù khác hình thức nhưng nội dung tựu trung cũng xoay quanh ý chính
    ● KÝ SỰ TU HỌC TẠI TRUNG HOA - Đạo Nguyên/ Ngọc Bảo dịch (Xem: 3816)
    Trước khi được gặp đại sư Như Tịnh (Ruijing), tôi đã viết thư cho ngài như sau: “Khi còn trẻ con đã khởi ước nguyện muốn được giải thoát và đến viếng thăm những tự viện ở trong nước. Con có chút ít hiểu biết về nguyên lý nhân quả; tuy nhiên con không được sáng tỏ về cỗi rễ thực sự của Phật, Pháp và Tăng.
    ● THIỀN - THỂ TÁNH CHÂN CHÁNH CỦA CHƯ PHẬT - Hòa Thượng Tuyên Hóa (Xem: 7758)
    Xuân về cõi đất trăm vật sanh Đập nát hư không ông tự tại Từ đây nào còn lạc tướng nhân ngã Pháp giới tuy rộng vẫn bao dung.
    ● THIỀN TÂM - Ajahn Chah (Xem: 7768)
    Làm cho tâm an có nghĩa làm tìm được sự quân bình đúng mực. Nếu ta dụng tâm nhiều quá thì sẽ đi quá xa, còn nếu không vận động tâm đủ thì sẽ không đi đến đâu cả và không đạt được sự quân bình đúng mực.
    ● PHÁT TÂM BỒ ĐỀ - Muso Koshushi/ Diệu Huyền dịch (Xem: 9120)
    Trong sự tu học giáo pháp Phật có nhiều khác biệt tuỳ theo sự phát tâm bồ đề của mỗi người. Căn bản có thể nói là có hai loại phát tâm bồ đề : nông cạn và chân thực. Hiểu được rằng có sanh tất có diệt, có thăng tất có trầm, để rồi buông đi những tham vọng thế gian và chỉ tìm cầu con đường giải thoát – đó gọi là phát tâm bồ đề nông cạn.
    ● NHẤT HẠNH TAM MUỘI - Đạo Tín (Xem: 11486)
    Những điều giảng dạy của ta đặt căn bản trên đệ nhất thánh đế, đó là tâm giác ngộ của chư Phật, dựa theo kinh Lăng Già, và nhất hạnh tam muội có nghĩa là cái tâm tự biết được Phật thì đó chính là Phật
    ● AN LẠC TRONG THIỀN ĐỊNH - GS Hiếu Nguyên Nguyễn Cao Thanh (Xem: 13272)
    Con đường để được thường, lạc, ngã, tịnh tức là miên viễn được sức khỏe, hạnh phúc và trí tuệ là thiền định. Tham thiền, một lòng suy nghĩ chân lý và nhập định, hoàn toàn tập trung tâm trí vào chân lý ấy, con người có khả năng sống tỉnh thức và hoán cải đời mình.
    ● KIẾN GIẢI CHÂN CHÍNH - Lâm Tế ngữ lục (Xem: 13002)
    Sư bảo chúng: Người học Phật ngày nay cần có kiến giải chân chính. Nếu có được sự hiểu biết đúng thực, sẽ không bị ảnh hưởng bởi sinh tử, đến đi tự tại. Chẳng cần tìm cầu những điều thù thắng, vì thù thắng sẽ tự đến với mình.
    ● TẤM GƯƠNG THIỀN - So Sahn (Xem: 18193)
    Những người học Phật thời xưa không nói một câu nào không phải lời của Phật, cũng không làm một hành động nào không phải là hành động của Phật. Họ trân quý những giáo lý thiêng liêng trong kinh sách để lại với hết lòng thành kính.
    ● VÀI TRÍCH DẪN KINH LUẬN GIÚP TRỰC NGỘ BÁT NHÃ TÂM KINH - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn (Xem: 20113)
    “Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn. Thế giới loài người của chúng ta là sự hiện hữu của năm uẩn, và trừ phi chúng ta biết và thấy được năm uẩn này, bằng không chúng ta không thể hiểu rõ lời dạy của đức Phật.
    ● VÀI TRẢI NGHIỆM HÀNH THIỀN CỦA MỘT CƯ SĨ - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn (Xem: 20276)
    - Là cư sĩ, tôi chọn cách sống bình thường (thông thường) của một người dân. - Tìm hiểu, học hỏi Chánh Pháp. - Có khát vọng ngộ nhập tâm thể bất sinh bất diệt (Tánh Viên Giác) vì thiện ích cho mình, cho tất cả chúng sinh,
    ● ĐỐI THOẠI VỀ ĐẠO - Thiền sư Đạo Nguyên (Xem: 19845)
    Chư Phật Như Lai khi được trao truyền tâm ấn của Chánh Pháp đều đã chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Chỉ có phật mới ấn chứng cho phật được, không có sai khác, vì tất cả là do năng lực thọ dụng tự nhiên của thiền định mà thành (Tự Thọ Dụng Tam Muội). Tọa Thiền là pháp môn chân truyền được lập ra cho chúng sanh tu tập để có được năng lực thọ dụng tự nhiên ấy qua thiền định.ê
    ● THIỀN NGÔN CỦA CÁC MINH SƯ - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn sưu tập (Xem: 21385)
    Giác ngộ không phải là một công việc riêng tư chẳng can dự gì đến khối lớn cộng đồng; điểm tựa của nó được đặt ngay trong lòng vũ trụ.
    ● CHÚ MỤC ĐỒNG VÀ THIỀN HỌC- Tùng Sơn (Xem: 23872)
    Nói một cách vắn gọn Thiền là phương cách tu luyện để đạt đến cảnh giới giác ngộ. Do đó Thiền bao gồm hành động và lời nói là tất cả sinh hoạt liên hệ đến đời sống hằng ngày của chúng ta, là sự thể nghiệm không phải kiến thức có được do phân tích hay so sánh,
    ● KHUYÊN NGƯỜI TU TỌA THIỀN - Đạo Nguyên (Xem: 22265)
    Chân lý vận hành ở mọi nơi, vậy tại sao chúng ta phải tu tập mới được giác ngộ? Pháp chân thật đã tự nhiên có sẵn, vậy tại sao phải nỗ lực công phu? Lại nữa, cảnh sáng tỏ chẳng phải nơi gương, vậy cần gì phải nhọc công lau chùi bụi bậm? Ta xưa nay chưa từng xa cách với chân lý, vậy tại sao phải đi tìm kiếm?
    ● ĐÀM ĐẠO VỀ THIỀN - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn (Xem: 19244)
    HỎI: Thiền là gì? ĐÁP: Có người cho rằng, vì siêu vượt mọi tổ chức và hình thức quy định, vì siêu vượt mọi ngôn từ, mọi khái niệm và tướng trạng nên không thể nói được Thiền là gì. Nhưng, nếu không thể nói gì được thì đạo lý Thiền đã không có mặt ở cõi đời.
    ● TÂM VÔ TÂM TỨC PHẬT - Thiền sư Hoàng Bá (Xem: 24470)
    Sư nói: - Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng.
    ● LỤC ĐẠO VÀ KIẾN TÁNH - Bassui (Xem: 26237)
    Có người hỏi: "Chư Phật chư Tổ xưa nay đã dùng biết bao phương tiện để tu học pháp Phật, làm sao có câu nói là "không có gì ngoài kiến tánh thành Phật"? Xin đại sư chỉ giáo".
    Tin / Trang
    Sắp theo
    Đang xem 1 - 20 của 25 bài 1 2 »
    Xem theo ngày »
    Copyright © 2018 ngocbao.org All rights reserved
    Best viewed with FireFox, Chrome, Safari, Opera, IE 8 at resolution of 1024x768