NHỮNG CHUYỆN ĐÂU ĐÂU - Vũ Đăng Khuê

28 Tháng Sáu 20218:10 CH(Xem: 1213)

Những chuyện đâu đâu!
Vũ Đăng Khuê


Hôm trước tôi có kể cho quân ta câu chuyện cơn mưa và cái mái che mưa của xứ ta, nơi bắt đầu cho những mối tình đẹp nghe như chuyện “cổ tích”", mấy hôm sau thì được đọc bài viết của một ông bạn, ông tả tình tả oán, ông phân tích về cái mùa mưa Nhật Bản (Tsuyu) thấm quá chừng chừng, lòng cảm thấy rộn ràng có chút niềm vui vì được biết thêm được nhiều điều và thêm một từ ngữ mới: “yarazu no ame” (やらずの雨) mà bạn tôi tạm dịch thành “mưa cầm chân người”, “mưa níu áo”. Hay!
Hóa ra ngôn ngữ Nhật cũng có cơn mưa có hẳn một cái tên như vậy.
“Benkyo ni narimashita” (Học thêm được nhiều điều).
Hôm nay lúc lục lọi trên mạng để “trau dồi thêm…. tiếng Nhật”, để đi tìm những câu chuyện mưa, về cái mái che mưa thì đọc thấy bài thơ của Nguyễn Bính «lịm« cả người,
“Hôm nay mưa đã tạnh rồi

Tơ không hong nữa, bướm lười không sang

Bên hiên vẫn vắng bóng nàng

Rưng rưng… tôi gục xuống bàn rưng rưng

Nhớ con bướm trắng lạ lùng

Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng”.

                                             (Nguyễn Bính)

 

Lại thấy thêm bài thơ dưới đây nữa, lại « lặng » cả người, nghe quá ư là thấm.
-----
Xưa còn bé, lá sen làm ô nhỏ
Che trên đầu, ù chạy dưới cơn mưa
Lá mong manh, khéo mấy cũng chẳng vừa
Mưa tội nghiệp nên mưa chừa hai đứa
(Không biết tác giả)
-----
Tôi gửi vài câu thơ trên
đến quân ta thưởng thức và riêng cho ông bạn, một “chuyên gia” chuyên lục lọi những vần thơ Haiku tuyệt tác của 2 thi hào Basho và Buson…để ông lấy ý và hứng thú “Tìm văn Kiếm”, xem có từ ngữ tương đương nào trong tiếng Nhật nói về “cái mái che mưa” hay “cái lá che mưa”,hay bất cứ những gì về mưa đầy lãng mạn như vậy hay không? Ông bảo là tôi phải chờ cho đến khi ông…..mọc tóc. Tôi biết là ông « né » nên nói vậy, nhưng tôi vẫn tin, vẫn chờ vẫn đợi là ông sẽ có câu trả lời cặn kẽ.

----
Hôm nay, trời âm u, hình như đang chuyển mưa, cũng là cái dịp để đầu óc mình “làm việc” lại. Xin mời bạn ta tiếp tục theo dõi những chuyện dở dang, hay những chuyện đâu đâu cho ….ngày càng ngắn lại.

Dù không muốn nhắc, không muốn nhìn nhưng thực tế là quân ta đang phải đối diện hàng ngày với cơn “lũ” cô-vi, sống chung với cơn “lũ” nhưng muốn sống sót phải nương theo cơn “lũ”.

Chuyện Ori-Para!


Sau khi phía “Thận Trọng” đã “góp ý”, đã “kiểm thảo” tất cả những gì cần phải “góp ý”, cần phải “kiểm thảo”, phía “Đi Tới” đã “ghi nhận” tất cả rồi và hứa là sẽ triệt để giải quyết từng âu lo một, để toàn thể quân dân cán chính Nhật Bản được tận hưởng một event có một không hai đúng như dự định.


Còn 26 ngày nữa, Ngày 23/7, event vĩ đại nhất hành tinh với “trăm gánh nặng đè vai” sẽ được tổ chức trong ngàn nỗi âu lo, căng thẳng, trước các cơn bão tố có thể ập tới bất cứ lúc nào từ cái con vi khuẩn bé tí tì ti với biến chủng mới Delta phát xuất từ Ấn Độ, nhưng cực mạnh có tốc độ lây nhanh gấp mấy lần cái con cô vi nguyên thủy. Cái con này nó đã có mặt tại 92 quốc gia, và riêng Nhật Bản thì có 37 trường hợp bị dính chấu.
Chuyện “đi tới” coi như đã tạm xong, vấn đề còn lại chỉ là số khán giả được trực tiếp tham dự, đến ngày 12 tháng 7 mới biết rõ con số. Có thể là 50% trong một vận động trường nhưng tối đa là 10,000 người hay “cầu trường toàn ghế trống” và rất có thể các cuộc tranh tài diễn ra chỉ có tuyển thủ và những người liên quan được có mặt, khi tình trạng “manbo”* hay “khẩn cấp” dưới “màn đêm tăm tối” sẽ được tái công bố trở lại khi có mầm mống lây lan mạnh. Nặng trĩu âu lo! Không biết ngày mai sẽ ra sao.

-------------
*Manbo là chữ viết tắt của hàng chữ dài ngoằng“「蔓延防止等重点措置」”Manen boshi tou Yutensochi”, tạm dịch sang tiếng Việt là “Biện pháp trọng yếu… đề phòng chuyện lây lan”.
-------------------

 

Và con tim đã “tạm” vui trở lại.

 

Như quân ta đã biết từ ngày 21/6, tình trạng “khẩn trương” đã được chính phủ tạm thời dỡ bỏ, thay thế bằng tình trạng “manbo” (*) tại 10 tỉnh thành: Osaka, Tokyo, Kanagawa, Chiba, Hyogo, Hokkaido, Fukuoka, Aichi, Kyoto….. ngoại trừ Okinawa là giữ nguyên “khẩn trương”, lệnh này có hạn cho đến ngày 11/7, sau đó tính tiếp.Căn bản của cả 2 lệnh đều giống nhau như phải đeo khẩu trang, phải có vách ngăn, phải có máy đo nhiệt độ, phải giữ khoảng cách v.v…., nhưng có một điểm duy nhất hơi khác nhau giữa “kinkyu (khẩn trương) và “manbo”. (Các giải thích chi tiết về “kinkyu” và “Manbo” xin tham khảo link dưới đây):https://www.facebook.com/takenaga.hisahide/posts/3676893355773054


Kinkyu: các hàng quán có “cung cấp chất cồn” được khuyến cáo là không nên mở cửa!
Manbo: các hàng quán “cung cấp chất cồn” có thể mở cửa cho khách với điều kiện kèm theo: thời gian mặt đối mặt tối đa là 1 tiếng rưỡi, và “cốc gọi cuối cùng (last Order)” là 7 giờ tối, nhân sự tham gia tùy theo từng quyết định của địa phương, có nơi là 1 và người trong gia đình, có nơi là 2, và có nơi tối đa là 4.


Mặc dầu thì giờ và số người quá hạn chế, chớp lấy ngay cơ hội “còn nước còn tát”, các hàng quán “cung cấp chất cồn” thi nhau “bơm”, thi nhau “xả”, bia, rượu hàng hàng lớp lớp bưng ra, cung ứng tới tấp cho khách “xem chất cồn là lẽ sống”, uriage (số thu) tăng gấp đôi hay gấp ba hơn cả những thuở “đất nước” còn bình yên.


Dân yêu chất cồn chắc ai cũng biết là với 1 tiếng rưỡi thì hớp được bao nhiêu, nhưng có còn hơn không, khác xa với cái cách “Nomi (uống) trực tuyến”, chả thú vị tí nào, đang thao thao bỗng nhiên “sóng không phủ”, màn hình “đứng” lại, “chuột điện” không nhúc nhích, thế là phải reboot máy lại, mất hết hứng thú.


Nhưng khéo léo bương theo cơn “lũ” để tìm thêm vài cốc, cũng có nhiều cách “hashigo” luồn lách của dân yêu chất cồn và tiệm cung cấp chất cồn. Hôm nào dự định “xả”, họ hẹn nhau trước, họ “yoyaku (đặt chỗ) trước, rủ nhau nghỉ buổi chiều. Khoảng 3 giờ ta vào một quán, 1 tiếng rưỡi xong, ta lại vào quán khác, tiếp tục miễn sao “cốc chumon cuối cùng” 7 giờ là OK. Trước đây giờ “doanh nghiệp” các quán loại này thường mở cửa từ 5 giờ, nhưng để đáp ứng với tình hình mới, các quán cũng xả cảng luôn từ trưa đến tối, kể cả luôn các quán “ta hát mình nghe”.


Cũng có vài quán bất tuân lệnh, họ chấp nhận đóng tiền phạt, vì tính ra cũng lời hơn là giữ đúng theo qui định.


Không biết niềm vui chốc lát này sẽ kéo dài được bao lâu vì lưỡi gươm của “nó” cứ thấp thoáng trên đầu.


Cho phép vừa Uống vừa Xem?


Mấy ngày trước, nghe đồn là khán giả sẽ vừa được lai rai ba sợi vừa theo dõi “sự kiện” tranh tài thế vận do một thành viên nào đó trong Ban Tổ Chức rò rỉ, thế là mưa đá, mưa cục bộ, mưa du kích…. tuôn rơi ngập mặt: “Ơ, quán thì yêu cầu người ta hạn chế, còn chỗ đông người thì thả cửa, sao lại có sự bất công kỳ cục như vậy?” Thế là chỉ hôm sau lại có màn “Chỉnh văn Sửa”và niềm vui “bị chết ngay trong trứng nước khi Chủ Tịch Hashimoto (người thay thế ông già thất ngôn Mori) tuyên bố: Không có chuyện đó đâu. Khách tham gia phải giữ tuyệt đối 3 điều: không được uống, không la lớn và giữ gìn khoảng cách.


Ủy Ban Tổ Chức cũng phải nặn đầu nghĩ suy thêm nhiều đối sách, thêm vào các điều hướng dẫn chi tiết hơn trong Playbook, nhất là từ khi có vụ 2 tuyển thủ Uganda bị lây nhiễm bệnh khi vào Nhật Bản mang theo cô vi, mà lại là covi chết người delta (Ấn Độ).
Thủ tướng Suga và các bộ trưởng đều ngậm ngùi thú nhận: dù số người chích ngừa tăng vọt hơn dự dịnh nhưng: Đây là lúc phải “cảnh giác" hơn nữa vì mầm mống “rebound” đang bắt đầu trở lại.
--------


Nghĩ đi nghĩ lại, xin thành thật chia buồn và thông cảm với chính phủ, với người dân, đã hơn 1 năm mà tình trạng cô vi vẫn còn phủ đầy màu tang tóc. Chính phủ vẫn còn vất vả ra biện pháp, người dân vẫn còn phải nhịn đi, nhịn uống. Không thể trách được ai cả, “họ” đã làm hết sức và “họ” cũng chịu đựng có giới hạn. Mong là với chiến dịch thần tốc về tiêm chủng vaccin sẽ diễn ra suôn sẻ hơn nữa và mọi người cố nín thở qua sông để toàn nước Nhật có một ngày mai tươi sáng “main dans le main” và “dzô” thẳng cẳng.

À quên, giấy “trưng binh” (gọi chích ngừa) đã được gửi và ngày “trình diện” cũng đã được quyết định.

Thôi thì “Con tim đã tạm vui trở lại”.

thi truong Tokyo
                                                                   Bà đô trưởng


“Mong bà mau lấy lại sức”

Sau những tháng năm dài ròng rã vì đối phó cô-vi, vì bận rộn Ori-Para, một người đàn bà sắt thép, Bà Koike, đô trưởng Tokyo, một nhân tố không thể thiếu của việc phòng chống Covi, của cả một thế vận, của cuộc bầu cử nghị viên Tokyo mà bà là cố vấn Tối Cao của đảng “Tomin(東民)First”, đã ngã gục và phải tạm nghỉ tịnh dưỡng một thời gian ngắn và giao nhiệm vụ cho ông Phó Đô Trưởng điều hành. Trong cuộc họp thường lệ ngày 22/6 với các Ủy Ban liên quan thế vận, Bà đã phải bỏ cuộc vì thều thào nói không ra hơi.


Sáng họp, trưa thị sát, chiều họp báo tối online, hầu như không có giờ nghỉ ngơi. Sức nào mà chịu cho thấu, bà đang tạm nghỉ ngơi nơi bệnh viện.


Tuy nhiên cũng có vài chuyện hơi buồn, nhất là câu nói của Bộ Trưởng Tài Chánh Asao hôm đi vận động cho các ứng viên của đảng Tự Dân trong cuộc bầu cử nghị viên đô thành: “(Chuyện phải tịnh dưỡng như vậy) là do những cái mầm, mà chính bà đã gieo”, ông này chỉ trích thêm là: “đảng gì mà không có ai là dân biểu, (nên những chuyện đối ứng) với quốc hộ bà phải tự làm nên chuyện suy sụp ….cũng là phải thôi, cho thấy cách bà điều hành đảng mà bà đã từng là người cầm đầu như vậy là không tốt”. Kiều nữ “Sen” Renho gốc Đài của đảng đối lập phản pháo ngay: “Trước khi là chính trị gia, người ta cũng là con người mà, thiệt là cha nội này, hết nói”.


Chính trị mà, đánh được là đánh, phản pháo được là phản pháo, chuyện thường tình của xứ tự do dân chủ mà. Chả có gì là lạ.


Thôi bà không cần phải họp online, không phải nói nhiều, bà cứ yên tâm tịnh dưỡng vài ngày có là bao. Mong bà sẽ sớm có ngày trở lại,cùng mọi người đánh tiếp. Hy vọng sẽ không lâu.

Asao-Renho
                                                               Ông Asao và bà Renho

Để giải quyết, quận đã phải mời các nhà chuyên môn rành về tâm lý “khỉ” để hỏi ý kiến: nếu trực tiếp gặp “ông” thì phải làm thế nào cho “ông” không “hưng phấn” cắn bậy v.v.... và thành lập khẩn cấp “bộ chỉ huy” gồm các toán “đặc nhiệm” trang bị đến tận chân răng: súng bắn thuốc .... mê, lưới, sào..... sẵn sàng ứng chiến. Bao nhiêu là đối sách đã được áp dụng, thi hành nhưng chỉ ..... công cốc, vì “ông” ứng biến như thần, vừa thấy “ông” ở đây thì một lúc sau lại được báo “ông” ở nơi khác.

NIshimura
                                                              Bộ trường hoàng cung Nishimura


Thien Hoang                                                                          Thiên Hoàng

Hôm 24/6, trong cuộc họp báo định kỳ của bộ trưởng Hoàng Cung, ông NishiMura đã phát biểu:


Thiên Hoàng Bệ Hạ nói “Trong những bất an của người dân, tôi lo lắng rằng việc tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic, trong đó tôi sẽ giữ vai trò là “Thống đốc danh dự”, sẽ dẫn đến việc lây nhiễm bệnh” và:


“Tôi mong muốn có một sự liên kết chặt chẽ giữa Ủy Ban Tổ Chức Thế Vận và các giới liên quan đừng để xảy ra tình trạng lây lan, tổ chức Thế vận một cách phòng chống thật vẹn toàn”,「Một câu chuyện tưởng ra rất bình thường nhưng đã làm đất bằng nổi sóng, lại thành “vấn đề”suốt mấy ngày vì ông Bộ Trưởng bảo “Ngài” đã nói công khai như thế ngay trong thời điểm “nhậy cảm” trước khi Ori-Para khai mạc.


Từ thủ tướng, chánh văn phòng nội các, các người liên quan đều lên tiếng chữa cháy : “Đó chỉ là phát biểu của chính ông bộ trưởng, chứ ngài không nói như thế”. Sau đó chính ông bộ trưởng cũng phải nói lại: “Tôi chỉ cảm thấy những suy nghĩ của Ngài, chứ Ngài không nói như thế”. Nói tóm lại có thể Ngài nghĩ như thế, Ngài nói như thế nhưng chỉ trong “nội bộ”, nhưng nhũng điều Ngài nói không được “lanh chanh” công khai chuyển ra ngoài. Có thể khó hiểu với người ngoài nhưng người trong nhà thì biết rõ. Vì đó là ….luật.


Được biết là sau khi Nhật bại trận, Nhật hoàng tuy được xem như là biểu tượng của Nhật Bản nhưng không có thực quyền. Vì thế mọi chuyện đi đứng, gặp gỡ.... đều được bộ Hoàng Cung sắp xếp và lẽ dĩ nhiên kể cả những “lời phát biểu” dù công khai, hay chuyển lời lúc nào cũng đã được một Ủy Ban định trước.

Thôi tạm xa chuyện cô vi và ta sang chuyện các “ông” nhá.

Quân - dân đồng lòng diệt.....


Không biết “ông” xuất hiện từ lúc nào, nghe đâu từ đầu tháng 6 ở tỉnh Odawara, lúc thì quận này, lúc sang quận khác, thỉnh thoảng thấy “ông” bay nhảy trên dây... điện nhưng chỉ thoáng thì ông biến mất. Chuyện đã trở thành vấn đề khi “ông” cứ sập xình rày đây mai đó khiến cho “chúng tôi” mất ăn mất ngủ.


“Ông” đây là con cháu mấy chục đời của cụ... họ Tôn tên Ngộ Không. “Chúng tôi” đây là những ông già-bà cả-con trẻ của các quận trong thành phố Odawara. Có cụ “mất hồn” kể lại: Về nhà, định vào nhà làm một bát nước cho mát thì thấy “ông” ngồi chễm chệ cười nhăn răng trên ghế, thế là sợ quá phải “sơ tán” ngay sang nhà bên cạnh chứ không thì..... Một ngày, tòa hành chính của các quận trong thành phố nhận không biết bao nhiêu là báo động về sự xuất hiện “bất ngờ” của ông và trẻ em đi học và về lúc nào cũng phải có người hộ tống.

Con khỉ
Con vượn
                                                           Quân dân... một lòng.. diệt giặc


Để giải quyết, quận đã phải mời các nhà chuyên môn rành về tâm lý “khỉ” để hỏi ý kiến: nếu trực tiếp gặp “ông” thì phải làm thế nào cho “ông” không “hưng phấn” cắn bậy v.v.... và thành lập khẩn cấp “bộ chỉ huy” gồm các toán “đặc nhiệm” trang bị đến tận chân răng: súng bắn thuốc .... mê, lưới, sào..... sẵn sàng ứng chiến. Bao nhiêu là đối sách đã được áp dụng, thi hành nhưng chỉ ..... công cốc, vì “ông” ứng biến như thần, vừa thấy “ông” ở đây thì một lúc sau lại được báo “ông” ở nơi khác.

 Con gấu                                                         "Ông Gấu"

Nỗi lo đang đầy ắp thì lại nghe tin ở một vài nơi khác như trong tỉnh Sapporo, Sagamihara, Kumamoto.... có nhiều “ông” nhưng lần này là “ông....gấu” bỏ rừng.... vào thành thị kiếm ăn. Nghe nói là mùa hè năm nay đến hơi sớm, nên những “thực phẩm” nuôi sống các “ông” khô héo, thế là các “ông” phải tự tìm kế.... sinh nhai, thỉnh thoảng tấn công người để giành thức ăn và tình trạng nay đã trở nên “trầm trọng”, chính quyền từ trung ương đến địa phương đang khổ sở đối phó. Vừa lo cô vi lại vừa lo “các ông” xuất hiện. Đúng là nỗi “lo kép”.


Mà thôi, gác mọi âu lo qua một bên và quẳng gánh đi mà vui sống vì chuyện đã ….vượt quá tầm tay!
Đời ta chẳng nhiều chuyện vui
Hãy cứ yêu đời yêu để mà yêu
---------------
Quân ta nghe bài này nhé

“Chẳng làm sao”
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/chang-lam-sao-thai-hien.15iLcuxUEd.html
https://www.youtube.com/watch?v=_zTYzeP5kPo   (Phút 1.26.44)

Vài chuyện đâu đâu để giải buồn trong mùa cô vi. Hẹn gặp lại bạn ta.

Vũ Đăng Khuê (Tháng sáu trời mưa)


天皇陛下は現下の新型コロナの感染状況を大変心配されている」と述べた。そのうえで「国民の間に不安がある中で、開催が感染拡大につながらないか懸念されていると拝察している」との考えを示した
そして「私としましては、感染が拡大するような事態にならないよう、組織委員会をはじめ関係機関が連携して感染防止に万全を期して頂きたい」と述べました。
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
hoa_cuc