LÁ CỜ VÀ LÒNG KIÊN ĐỊNH - Vũ Đăng Khuê

14 Tháng Ba 20259:44 CH(Xem: 125)



Lá Cờ và Lòng Kiên Định: Ukraine hôm nay – Việt Nam năm xưa!
Vũ Đăng Khuê

cờ Ukraine-NY

Khi xem tấm hình này trên mạng, hình như tại New York, hình ảnh lá cờ Ukraina rộng lớn trải dài giữa dòng người reo hò hai bên đường khiến lòng tôi dâng lên một cảm xúc khó tả. Đó không chỉ là niềm vui, sự đoàn kết, hay lòng tự hào của một dân tộc đang kiên cường chống lại áp bức, mà còn là một lời khẳng định mạnh mẽ: dưới áp lực của tên đồ tể giết người Putin, Ukraine sẽ không khuất phục, khiếp sợ những đoàn quân xâm lăng dã man tàn ác, dân tộc Urkaina sẽ đứng vững, mãi mãi đứng vững.  Hình ảnh kiêu hùng ấy, trong một khoảnh khắc, kéo tôi trở lại một ký ức xa xôi - Vào một ngày của cuối tháng 4 năm 1975, khi những sinh viên du học Việt Nam tại Pháp của Tổng Hội Sinh Viên Paris, đầu chít khăn tang, tay cầm, tay chuyền tay giăng lá cờ vàng ba sọc đỏ, bước đi trên những con đường của thành phố Paris, lòng đầy căm phẫn.

Hai lá cờ, Hai thời điểm, Hai bối cảnh lịch sử khác nhau, nhưng dường như có một sợi dây vô hình nối kết chúng lại: khát vọng tự do, lòng kiên định trước nghịch cảnh, và ý chí không bao giờ đầu hàng của con người khi bị đẩy đến bờ vực thẳm. Tôi nhắc lại những câu chuyện này, không chỉ để ghi nhớ, mà còn để suy ngẫm về những gia tri vượt thời gian mà những lá cờ ấy đại diện.

Lá Cờ Urkain Giữa Nữu Ước: Biểu Tượng của Sự Kiên Cường.

Trong bức hình ấy, lá cờ Urkaina – với hai màu xanh lam và vàng rực rỡ – không chỉ là một mảnh vải.  Màu xanh lam tượng trưng cho bầu trời tự do, màu vàng là những cánh đồng lúa chín trải dài bất tận trên đất nước ấy. Nhưng giờ đây, những cánh đồng ấy đang bị giày xéo bởi bom đạn, bầu trời bị che phủ bởi khói đen của chiến tranh chết chóc. Vậy mà, khi lá cờ ấy xuất hiện ở Nữu York, giữa lòng một thành phố cách xa hàng ngàn dặm, nó mang theo linh hồn của cả một dân tộc. Người dân đứng hai bên đường, không phân biệt quốc tịch, màu da hay ngôn ngữ, cùng vỗ tay, cùng hô vang những khẩu hiệu ủng hộ. Đó không chỉ là sự đồng cảm, mà còn là sự công nhận: Urkaina đang chiến đấu không chỉ cho chính mình, mà còn cho những giá trị mà nhân loại tiến bộ tin tưởng – tự do, công lý, và quyền được sống.

Tôi thấy những người Urkaina có mặt, dù là người tị nạn hay những người từ xa khắp nơi đến, họ đã cùng rơi nước mắt, nắm tay khẳng định: lá cờ ấy không chỉ là niềm tự hào, mà còn là lời nhắc nhở rằng quê hương họ đang bị nguy hiểm vì quân xâm lược. Mỗi lần lá cờ phất phới là mỗi lần họ gửi đi thông điệp: Chúng tôi chưa gục ngã.Putin mặt lạnh có thể có đội quân hùng mạnh, có vũ khí tối tân, nhưng tên đồ tể này không thể nào làm mòn ý chí của dân tộc Urkaina đã chọn đứng lên thay vì quỳ xuống. Hình ảnh ấy, với tôi, là một lời cảnh tỉnh cho cả thế giới: đừng để sự im lặng hay thờ ơ biến thành đồng lõa với cái ác.

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - Ngày Cuối Tháng 4 Năm 1975: Ký Ức Không Phai

Cờ VN-Paris

Hơn năm mươi năm trước, một hình ảnh tương tự từng diễn ra, nhưng trong một bối cảnh khác。 Cuối tháng 4 năm 1975, khi tin tức về một Sàigon sụp đổ đang bị đồng minh bỏ rơi bán đứng Các sinh viên du học của Tổng Hội Sinh Viên tại Paris, trái tim họ như vỡ vụn. Những con người trẻ tuổi ấy, mang trong mình giấc mơ du học để về giúp nước, giờ đây đứng trước thực tế nghiệt ngã: quê hương đã mất, gia đình ly tán, tương lai mịt mù. Nhưng họ không chọn cách im lặng. Họ xuống đường, tay cầm lá cờ vàng ba sọc đỏ – biểu tượng của Việt Nam Cộng Hòa, của một miền Nam tự do mà họ đã lớn lên và yêu thương nuôi dưỡng.

Tôi không có mặt ở Paris ngày ấy, nhưng lòng tôi cũng nóng theo cái sôi sục của Paris, tôi có thể hình dung cảnh tượng sống động đầy cảm động. Lá cờ vàng ba sọc đỏ trên đại lộ Champs-Élysées, hiên ngang giữa những ánh mắt tò mò của người dân Pháp và sự đồng cảm của những ai hiểu được nỗi đau mất nước. Họ hô vang những khẩu hiệu, hát những bài ca yêu nước và khóc cho một đất nước mà họ không biết bao giờ mới trở lại. Đó không chỉ là một cuộc biểu tình, mà là một lời tuyên ngôn: Chúng tôi không chấp nhận sự đầu hàng. Dù thân xác ở xa, tâm hồn chúng tôi vẫn gắn bó với anh, các chị với toàn thể đồng bào trong nước.

Lá cờ ấy, với ba sọc đỏ tượng trưng cho ba miền Trung-Nam-Bắc, và nền vàng rực rỡ như ánh mặt trời, đã trở thành biểu tượng của những người Việt lưu vong. Dù Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại trên bản đồ, nó vẫn sống trong trái tim họ, như một lời nhắc nhở về những giá trị đã bị đánh mất: dân chủ, nhân quyền và tự do. Hành động giương cao lá cờ giữa đất khách quê người không chỉ là sự phản kháng, mà còn là một cách để họ giữ gìn bản sắc, giữ gìn hy vọng rằng một ngày nào đó, đất nước sẽ lại hồi sinh.

Sợi Dây Kết Nối: Tự Do Không Bao Giờ Chết

Nhìn lá cờ Urkaina tung bay ở Newyork, tôi không thể quên được lá cờ vàng ba sọc năm xưa của tôi. Cả hai đều là biểu tượng của dân tộc bị những thế lực ngoại bang đẩy vào nghịch cảnh, nhưng họ không khuất phục. Cả hai đều mang trong mình khát vọng tự do khao khát, dù con đường phía trước còn đầy rẫy chông gai. Urkaina đối mặt với Putin điên bệnh, cũng như Việt Nam Cộng Hòa từng đối mặt với sự phản bội của Đồng Minh, cùng sự liên kết của Liên Sô, Trung Cộng. Dù kết nối có khác nhau tinh thần ấy vẫn là bất biến.

Tôi tự hỏi; điều gì khiến con người có thể đứng vững trước những thế lục và áp lực từ ngay những người “bạn” đã từng là đồng minh trong quá khứ. Có lẽ là niềm tin – niềm tin vào chính nghĩa, vào quyền được sống và được tự quyết định số phận của minh. Lá cờ không chỉ là một mảnh vải, mà là linh hồn của cả một dân tộc. Khi nó tung bay phất phới, nó mang theo lịch sử, nỗi đau, và cả hy vọng của hàng triệu con người.

Hôm nay, khi viết lại những dòng này, Ukraine vẫn đang trong tình trạng khói lửa, và không ai biết chiến tranh sẽ kéo dài bao lâu, họ có thể giữ được độc lập hay không? Nhưng nhìn lá cờ của họ tung bay ở New York, tôi tin rằng họ sẽ không bao giờ bỏ cuộc và kiên cường chiến đấu. Với người Việt Nam, ký ức tháng 4 năm 1975 vẫn là một vết thương chưa lành, nhưng lá cờ vàng ba dọc đỏ vẫn được giương cao trong cộng đồng hải ngoại, như một lời khẳng định rằng giấc mơ tự do chưa bao giờ tắt.

Có lẽ, điều quan trọng nhất mà hai lá cờ này dạy chúng ta là: tự do không phải là quà tặng, mà là thứ phải đấu tranh để giữ lấy. Dù ở Ukraine hay Việt Nam, dù hôm nay hay ngày mai, chỉ cần có những người sẵn sàng giương cao lá cờ của mình thì hy vọng vẫn còn. Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó Ukraine sẽ chiến thắng và người dân của họ sẽ lại được sống dưới bầu trời xanh lam thực sự. Tôi cũng hy vọng rằng, ở đâu đó trong tương lai, lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ lại tung bay trên quê hương Việt Nam, không phải như một ký ức, mà như một thực tại.

Đêm nay, trước khi ngừng bút, tôi mở lại xem một tấm hình cũ – hình ảnh những sinh viên du học giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ giữa Paris tháng 4 năm 1975. Dưới ánh đèn mờ, lá cờ vẫn rực rỡ và dõng dạc như ngày nào. Tôi bật bài Quốc ca Việt Nam Cộng hòa, lắng nghe từng giai điệu trầm bổng: “Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng, đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.…” Bài hát ấy, dù đã qua bao năm tháng, vẫn vang vọng trong tim tôi, như một lời nhắc nhở: dù thời gian có trôi qua, tinh thần của những ngày đó mãi mãi bất diệt. Tôi muốn khóc!

V.Đ.K


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
hoa_cuc