Người xưa có câu “ Bệnh tùng
nhập khẩu ” . bệnh theo miệng vào. Ý nói ăn uống có thể gây bệnh cho con người.
Thực tế chúng ta thấy không phải câu trên hoàn toàn đúng. Bệnh có thể do nhiều
nguyên nhân khác. Có thể do tư thế, thời tiết, sinh hoạt, tâm lý… Nhưng cũng
không thể phủ nhận là đa số bệnh tật đều chịu ảnh hưởng của ăn uống. Ăn thức ăn
hư thiu có thể gây tiêu chảy. Ăn chua, cay có thể làm người bị viêm loét dạ dày
khó chịu thêm. Ăn ngọt thường xuyên làm tuyến tụy phải tăng hoạt động lâu ngày
có thể là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Ăn thức ăn uống có nhiệt độ lạnh quá
có thể co các mạch máu ở dạ dày lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng của
đường tiêu hóa. Thậm chí ăn quá ít cũng không đũ chất dinh dưởng cho cơ thể, ăn
quá no cũng làm dạ dày quá căng không thể co bóp, nhào trộn thức ăn tốt được.
Hay ăn vặt trong bữa ăn nhất là chất ngọt làm ức chế sự tiết dịch vị ở dạ dày
làm giảm sự thèm ăn, tới bữa cơm không cảm thấy đói bụng.
Trong mùa lạnh, ăn các thứ thực phẩm như măng, cà, rau má, rau dền..sẽ làm cơ thể bị “ hàn ” hơn. Ăn quá nhiều thịt cũng không tốt. Ăn no trước ngũ có thể gây khó ngũ và có những giấc mơ không êm ả. Dù chưa có những nghiên cứu đầy sức thuyết phục, nhưng tôi vẫn tin răng ăn các thực phẩm có chất hóa học như màu hóa học, bột ngọt, các hóa chất bảo quản thức ăn, đều có thể gây bệnh, nhất là làm xáo trộn các bộ máy, cơ quan, tế bào trong cơ thể. Thức uống cũng có thể gây bệnh. Uống nước ít sẽ không đũ bù đắp lượng nước đã bị mất đi do nước tiểu, đổ mồ hôi, chuyển hóa cơ thể…Uống bia nhiều, thường xuyên trong thời gian dài có thể làm lượng nước trong hệ thống mạch máu tăng lên dẩn đến tim phải co bóp nhiều hơn, từ đó dễ gây bệnh cao huyết áp. Trên thực tế những người từ ba mươi đến bốn mươi bị cao huyết áp, đa số đều có uống bia thường xuyên kéo dài hơn hai năm. Người uống rượu mạnh, rượu đế lâu ngày có thể gây xơ gan, hoặc làm nhịp tim rối loạn. Uông cà phê, trà lâu ngày gây cảm giác mệt, hồi hộp do tần số tim nhanh và có thể gây ngoại tâm thu.. Như vậy chúng ta cũng thấy rằng đa số bệnh tật bắt nguồn từ cửa miệng.
ĂN THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?
Có nhiều quan điểm về cách ăn uống. Ăn uống theo thói quen, theo sở thích mỗi người, ăn theo phương pháp âm dương của Oshawa…Sau đây là một cách ăn uống kết hợp của nhiều phương pháp. Tất cả đều dựa trên cơ sở khoa học và gồm các điểm chính sau:
- Tất cả thực phẩm đều phải có nguổn gốc thiên nhiên ( không xử dụng các chất màu hóa học, gia vị nhân tạo, chất bảo quản, nước ngọt đóng chai… ). Trên thực tế không thể nào chọn thực phẩm hoàn toàn có tính thiên nhiên vì ngay trong gạo cũng trồng bằng phân bón hóa học, xịt thuốc trừ sâu..Do đó các bạn chỉ nên dựa theo tiêu chuẩn càng thiên nhiên chừng nào thì càng tốt, và tùy vào hoàn cảnh để chọn thức ăn uống.
- Thực phẩm phải tươi, sạch.
- Thức ăn gồm những nhóm căn bản sau đây: ( Đạm, Bột, Béo, Rau trái cây ): cốc loại lức ( gạo, lúa mì, bắp…) và các loại sản phẩm từ cốc loại như bánh mì, mì sợi, bún, bánh canh…, trái cây các loại, rau củ, chất đạm như thịt, cá, trứng, tôm, cua, tép, các loại đậu, nhóm chất béo như các loại dầu thực vật thiên nhiên không qua chế biến ( Không xử dụng chất béo động vật như: mở, bơ, phó mát, tròng đỏ trứng, đồ lòng súc vật, da, giò heo.. ). Các nhóm thức ăn này nên ăn theo tỷ lệ mà tháp dinh dưởng của Y tế thế giới đề nghị.
- Trong
mỗi bữa ăn, thức ăn phải đũ bốn nhóm, phải phong phú tức là gồm nhiều thứ ( thí
dụ: dĩa rau không thể đơn độc là rau muống, trái cây không chỉ là chuối, chất
đạm phải gồm nhiều thứ thịt, cá, tôm, tép, đậu.. ), phải thay đổi thức ăn trong
mỗi bữa. Vì không thể có một thức ăn nào cung cấp đầy đũ chất bổ cho cơ thể
được.
- Thức ăn nên nêm lạt và khi ăn không nên chấm thêm nước mắm, nước tương, chao, muối hoặc chan các loại này. Ăn mặn sẽ làm hệ thống mạch máu cứng lại, kém tính mềm dẻo, đàn hồi. đây là một yếu tố làm tăng huyết áp ( tăng sức cản ngoại biên )
- Hạn chế tối đa các thức ăn ngọt như bánh, kẹo, mứt…nhất là có những chất màu, gia vị hóa học, chất bảo quản hóa học…
- Xử dụng tối thiểu các loại giải khát như trà, cà phê, rượu, bia vì tính kích thích hệ tim mạch. Nên uống nước chín để nguội, nước trái cây và rau cho vào máy sinh tố xay nhuyển, nước artichaut, nước gạo rang, nước đậu rang…
- Ăn mỗi ngày ba bữa. Có thể ăn thêm giữa bữa ăn bằng các loại trái cây, các loại hạt ( bí, hướng dương, hạt dẻ, hạt hạnh nhân.. )
- Khi ăn nhai thật nhuyển để hoàn thành tiêu hóa ở giai đoạn miệng là nghiền nhỏ thức ăn và biến tinh bột chính thành maltose
- Ăn không được quá no.
Thưa các bạn, dù cách ăn uống trên được dựa trên cơ sở khoa học, y
học, nhưng khi áp dụng, các bạn hãy quan sát sự biến chuyển trong cơ thể
mình.Sau khi ăn một thời gian cơ thể có khõe mạnh không, tinh thần có yên ổn,
tâm trí có sáng suốt không. Có những trở ngại gì không. Các bạn có thể linh
động trong cách ăn uống, miễn sao đem lại sức khõe cho bạn, thế là đạt yêu cầu.
BS Huỳnh Hải
(trích từ quyển "Chữa bệnh bằng máy sấy tóc")