BƯỚC CHÂN NAM TIẾN - Phạm Thế Định

01 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 64777)



dainoihue-content



Huế ngàn nỗi nhớ


Thế kỷ vừa khơi đã của nhau
Lìa quê công chúa bước chân sầu
Đổi tên Ô-Rí qua Thuận Hóa
Thành lũy xây 50 năm sau

Sóng nước chia nhau phủ bốn bề
Giữa thành sừng sững áng mây che
Đan Điền, sông cả vươn tây ngạn
Chằm lớn, Kim Trà, nam chảy qua

Nguyễn Hoàng vượt thoát năm Mậu Ngọ,
Ngược giòng Thạch Hãn vào Ái Tử,
Gần trăm năm sau, đời Thượng Vương
Phú Xuân được chọn xây dinh chúa

Trịnh-Nguyễn phân tranh, xé sơn hà
Sông Gianh rạch kiếm cắt xương da
Đàng Trong, Võ Vương đúc quốc tỷ
Đàng Ngoài, chúa Trịnh hiếp vua Lê

Giáp Ngọ, quận công Hoàng Ngũ Phúc
Binh hùng tướng hổ kéo vào nam,
Quy
ền thần tham ô Trương Phúc Loan  
Đẩy cõi Đàng Trong gần suy sụp

Phú Xuân lọt vào tay họ Trịnh,
Đến khi Nguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh,
Tây Sơn ầm ầm kéo binh lên
Nhờ nước triều dâng tràn chiếm lĩnh.

Tây Sơn chẳng được bao nhiêu năm,
Quang Toản bị thua chạy ra Bắc,
Nguyễn Ánh vào sửa sang kinh thành
Từ bắc chí nam màu thống nhất

...

Sông Kim Trà nay là sông Hương
Phú Xuân được gọi tên là Huế
Đông Ba, Vỹ Dạ, ngõ Âm Hồn,
Mỗi một địa danh, ngàn nỗi nhớ


Phạm Thế Định


0o0




Quảng Nam



Gió Thái còn mang giọng tiếc Hời

Tháng Năm mưa chẳng tới ngàn khơi

Trường Sơn vách thẳng trông ra biển

Đâ’t rộng về Nam mở cõi ngoài


Phía bắc, mây mù giăng Hải Vân

Phương tây, nguồn đổ nhánh vô ngần,

Nguồn Cái, nguồn Con … ghềnh thác xiết,

Mưa mùa gió bấc nước lên nhanh.


Tam Kỳ xuôi giòng đua Vu Gia

Thu Bồn, Cẩm Lệ cũng theo qua

Trường Giang hợp sức về gây lụt

Phố Hội lèn chân đá chống nhà


Tiếp nối nhà Trần, Hồ Quí Ly

Dân lành từ Bắc rủ nhau đi

Vào miền đất Hóa xây cơ nghiệp

An Phủ quan lo chuyện vỗ về


Qua đời Hồng Đức, Lê Thánh Tôn

Đại thắng Trà Toàn, đưa ba ông

Vua Chàm trị đất Chàm 3 mảnh

Đạo Quảng Nam tươi đẹp nét rồng


Nguyễn Hoàng từ dạo vào Ái Tử

Tài cao đức rộng dân yêu quí

Bước tiến người Việt mãi dọc ngang

Dồn người Chiêm Thành vào thế bí


Đến đời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát

Hà Tiên, Rạch Giá, Thủy Chân Lạp

Mấy mối thu vào trong một tay

Tiếng Việt nói từ Nam ra Bắc


Hội An cảng thông thương xứ ngoài,

Khách buôn Hòa Lan, Tây, Hoa, Nhật…

Chùa Cầu ghi dấu một thời qua

Thuyền lớn, thuyền bé vào tấp nập


Kịp khi Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn

Chia nước Việt ra hăm ba (23) trấn

Riêng khu kinh kỳ có 4 doanh

Bình, Ngãi, Phú, Nam nằm gần cạnh


Minh Mạnh đổi trấn, doanh thành tỉnh

Từ đó thành ra tỉnh Quảng Nam

Ngàn thu trăng chiếu Trường Sơn cũng

Chiếu cả hồn xưa: Việt nối Chàm.



Phạm Thế Định


0o0




Bình Định



Trời đất bầy hình thế ngọa long

Đại dương nuôi chí cả anh hùng

Bắc ra Quảng Ngãi, nam Phú Khánh (Yên)

Tây sát núi rừng, đông biển Đông


Mưa từ tháng Mười qua tháng Giêng

Ba sông chuyển nước chảy rơi triền

Sông Côn cuốn lũ hòa sông Lại

Hợp cùng La Tinh đồng dấy lên


Cuối thiên niên Một, vua nước Chàm

Dời triều đình cũ từ Mỹ Sơn

Về đây, núi biển thay thành quách

Đồ Bàn lập kinh đô phía nam


Giáp Thân, Toa Đô tướng Mông Cổ

Một trăm ngàn binh nhiều thủy quân

Thị Nại kéo thuyền vào uy hiếp,

Quân Chàm đánh cho chạy mất biệt.


Hiển hách một thời Chế Bồng Nga,

Giết Trần Huệ Tông, nhập Bắc Hà

Lửa rực Thăng Long mùi chiến địa

Anh hùng tuyệt mạng, uất bay xa


H
ận thù quyết trả cho xong nợ,

Trà Toàn đem quân phá châu Hóa

Vua Lê đánh chiếm cả Đồ Bàn,

Một nước cờ sai tiêu nghiệp cả


Đồ Bàn đổi tên là Hoài Nhơn

Ba trăm năm sau nẩy Tây Sơn

Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ cùng Nguyễn Huệ

Cả nước bừng theo nhịp trống dồn.


Miền Nam vừa chịu họa Xiêm La

Tổng Tôn hùng hổ kéo binh qua

Quang Trung đúng hẹn ngày thắng trận

Thanh đế Càn Long nhận chiếu hòa


Mệnh trời đã để Nguyễn Gia Miêu

Triều chính Tây Sơn cảnh chợ chiều,

Trường Trầu, bến cũ, ngàn thu hận,.

Khói oán, trăng tàn, tiếng quạ kêu


Gia Long thống nhất cả sơn hà

Bình Định là tên mới đặt ra

Trước doanh, rồi trấn, sau thành tỉnh

Lấp chuyện máu xương, mộng thái hòa


Thành phố chạy dài ra Thị Nại

Lấy tên tiên chúa gọi Qui Nhơn

Chiều hôm sóng vỗ từ bao ngả

Qui lại về đây vạn tiếng buồn.



Phạm Thế Định



0o0




Phú Yên



Kể từ thưở vua Lê chiến thắng

Đoạt Đồ Bàn, lấn mạnh vào nam

Cù Mông biên giới rõ ràng

Đất Nam bên ấy, đất Chàm bên kia (1)

Hận vong quốc tràn trề sông núi

Người Chiêm còn tiếc nuối ngàn xưa

Bới tro chưa rụi lửa thù

Voi lồng, ngựa hí, bụi mù bước quân

Tiếng sắt thép lấn phần quan ải

Nguyễn Hoàng sai đánh tới thành Hồ,

Lương Văn Chánh kéo quân vô, (2)

Mộ dân lập ấp đắp bờ khai hoang

Từ Thanh-Nghệ lần sang Thuận-Quảng

Dân di cư chân rắn đá mềm,

Bên Sông Đà Diễn đêm đêm

Tiếng ru đất mẹ giọng hiền dân ca

Thế nước lũ tràn qua chỗ cạn

Chốn biên cương chạm trán địch-ta

Thắng xong Chúa đặt Tuy Hòa,

Đồng Xuân hai huyện, hợp là Phú Yên

Quân Chàm lại hưng binh tái chiến,

Nhưng thua to, chạy đến Phan Rang

Nước Nam thêm đất vững vàng

Ninh Hòa, Diên Khánh tên mang hiện giờ (3)

Thế chiến quốc cõi bờ chưa ổn

Trịnh-Nguyễn còn bề bộn can qua

Thồ Lồ dân núi Bana

Đem quân hợp sức cùng nhà Tây Sơn,

Cho đến lúc Qui Nhơn thất thủ

Gia Long về gồm tụ cơ đồ

Thế cờ xếp lại, ngàn thu

Còn trơ Tháp Nhạn sững sờ, hoang mang.




Phạm Thế Định


0o0


(1) Tháng 6-1471, vua Lê Thánh Tông đặt 3 phủ: Thăng Hoa (nay là Quảng Nam), Tư Nghĩa (nay là Quảng Ngãi) và Hoài Nhơn (nay là Qui Nhơn), còn phần đất từ Cù Mông đến Đèo Cả vẫn là vùng đất Kimi

(2) Năm 1578, người Chiêm tiến hành việc xâm lấn biên cảnh, Lương Văn Chánh đem quân đánh chiếm thành Hồ.

N
ăm 1597, Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh được trao nhiệm vụ chiêu tập dân Chiêm khai khẩn đất hoang ở Cù Mông, Bà Đài và đưa lưu dân từ miền Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Quảng Nam ... vượt đèo Cù Mông vào đất Trấn Biên; khai hoang ở trên dưới triền sông Đà Diễn (nay là sông Đà Rằng), chia lập thôn, ấp.

(3) Năm 1653, đời chúa Nguyễn Phúc Tần, vua Chiêm Thành là Bà Tấm đưa quân xâm lấn Phú Yên. Chúa sai cai cơ Hùng Lộc (không rõ họ) làm thống binh, xá sai Minh Võ làm tham mưu, đem 3000 quân đi đánh. Quân chúa Nguyễn vượt đèo Hổ Dương (núi Thạch Bi) đánh thẳng vào thành địch. Bà Tấm bỏ chạy, đại quân chúa Nguyễn tiến đến sông Phan Rang, Bà Tấm sai con là Xác Bà mang thư xin hàng, chúa y cho. Chúa Nguyễn lấy đất mới thu được đặt làm dinh Thái Khang (sau đổi là Bình Khương, tức là Ninh Hòa ngày nay) và Diên Ninh (tức là Diên Khánh ngày nay) và kể từ đây vai trò Trấn biên của Phú Yên xem như đã chấm dứt.


(Theo Địa chí Phú Yên)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thieu_nu_ngam_hoa_sen